A Note – Khi cảm thấy Giận dữ

Gửi Yêu Thương,

Giận dữ là một phần tự nhiên, là trạng thái mà mỗi người trong chúng ta đều sẽ trải qua ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống này. Nhiều khi mình cũng tự hỏi, tạo sao chúng ta lại “giận dữ”? sự giận dữ ấy sẽ khác nhau giữa chúng ta chăng? Thế nào để kìm được sự “giận dữ”? và chúng ta có nên “giận dữ”? Lá thư này muốn chia sẻ với bạn một vài suy nghĩ và lời động viên.

Trải qua hành trình trưởng thành, trạng thái giận dữ đôi lúc còn có tần suất tăng lên và nhiều khi chúng ta sẽ cảm thấy không biết làm cách nào để kiểm soát được cơn giận. Bạn sẽ có cảm giác ở một số tình huống, tức giận hoàn toàn phù hợp, nhưng ngược lại, cũng có những lúc bạn thậm chí không biết tại sao mình lại giận dữ, hoặc cảm giác ấy có vẻ như không đúng lúc, không đúng chỗ. Giận dữ là trạng thái cảm xúc “tự nhiên” và việc cảm xúc ấy chợt đến và chợt đi cũng sẽ qua giống nhưng việc bạn vượt qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Những cảm xúc đến với bạn như những thử thách của tạo hóa, hãy nhẹ nhàng đón nhận, vượt qua và bạn sẽ cảm nhận được một phiên bản tốt hơn của bản thân.

Quản lý trạng thái cảm xúc “Giận dữ”

Hãy thử làm theo vài bước sau và cảm nhận cơn giận dữ ấy có qua đi hay nhẹ nhàng hơn trong tâm trí không nhé:

  1. Hãy để lý trí dẫn đường – Tách bạch giữa cảm xúc và hành động: Có thể rất dễ dàng hành động theo bản năng khi chúng ta tức giận, nhưng khi làm như vậy, chúng ta thường loại bỏ quá trình suy nghĩ rằng “Điều này có phải là điều tốt nhất?” hoặc “Hành động này có giúp cải thiện tình hình không?” Cảm nhận cảm xúc tức giận là điều bình thường, nhưng hành động dưới sự chi phối của cơn giận có thể dẫn đến những điều chúng ta không mong muốn.
  2. Lùi một bước để tĩnh tâm và sáng suốt hơn: thay vì bộc lộ cơn giận trong lúc nóng giận, hãy thử đi chạy bộ hoặc tập thể dục, đọc sách, thực hiện thiền hoặc làm bất cứ điều gì khác bạn thích. Sau đó, khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, hãy quay lại và quyết định bạn muốn hành động như thế nào. Bước lùi như vậy tạo ra một bước đệm giúp chúng ta có thể phản ứng theo cách lý trí hơn là hành động bốc đồng.
  3. Chia sẻ để giải tỏa cảm xúc: Nói chuyện giúp “giải mã” những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn, biểu đạt ra bên ngoài giúp giảm nhẹ cảm xúc. Hãy chắc chắn rằng người lắng nghe bạn là người mà bạn cảm thấy an toàn và có thể tự do trút bỏ mọi điều. Khi bạn nói ra được tiếng lòng, mình tin rằng cảm giác ấy sẽ nhẹ nhàng hơn vì xung quanh bạn luôn có những người sẵn sàng cùng bạn và bạn không cô đơn trên thế giới này ❤️

Vượt qua cảm xúc “Giận dữ”

Việc “đến” và “đi” giống một lẽ tự nhiên, “không có những ngày mưa thì làm sao có những ngày nắng vàng rực rỡ”. Đôi khi điều chúng ta cần là một chút thời gian và công sức nhưng đừng bỏ cuộc, bạn hãy vững tinh và vượt qua nó, và “sẽ có ánh sáng ở cuối con đường.

Bình luận về bài viết

Lá thư gửi bạn mới nhất

Nguyen Hoang Anh HR

Đăng ký nhận bản tin hàng tuần của chúng tôi với những lá thư gửi bạn và các bài viết mới nhất:

Chủ Đề

Liên hệ

Email: admin@nguyenhoanganhhr.com

© NguyenHoangAnhHR2024